Hội nghị có sự tham dự của Ông Bùi Chính Nghĩa – Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Ông Trần Quang Bảo – Cục trưởng Cục Lâm Nghiệp; Ông Triệu Văn Lực – Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, đại diện UBND, các sở/ngành tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP. HCM và các Hiệp hội gỗ, chi hội gỗ, các doanh nghiệp, cơ quan báo chí truyền hình.
Phát biểu tại hội nghị, thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị cho biết những thách thức khách quan như lạm phát, xung đột chính trị, chính sách phòng hộ thương mại của các quốc gia… vẫn đang tiếp diễn. Hiện, ngành chỉ mới đạt khoảng mục tiêu 46% xuất khẩu của năm 2023. Thời gian tới, cũng như các ngành khác, ngành chế biến gỗ vẫn sẽ đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với nỗ lực của các DN, cùng với quyết tâm đồng hành từ phía các cơ quan quản lý, các hiệp hội… ngành hoàn toàn có khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu bởi nhu cầu thị trường quốc tế đã bắt đầu khởi sắc.
Để làm được điều đó, thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp với các Hiệp hội tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ DN, đặc biệt là trong công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, quy hoạch rừng trồng gỗ lớn, quy hoạch các khu lâm nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi xanh cho ngành chế biến gỗ…
Ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Bình Dương ước đạt 2,7 tỷ USD; giảm 5,3% so cùng kỳ. Nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ đã giảm quy mô sản xuất, giảm lao động. Theo ông Dũng, tuy tăng trưởng giảm nhưng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn đóng một vị trí quan trọng vào sự phát triển chung trong bức tranh công nghiệp của Bình Dương.
Tại buổi Hội nghị giao ban, các hiệp hội, doanh nghiệp gỗ chia sẻ tình hình chế biến xuất nhập khẩu lâm sản trong 7 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cuối năm 2023 và các hiệp hội thảo luận về ngành gỗ nhằm tháo gỡ khó khăn sự giảm mạnh về xuất khẩu gỗ nguyên nhân do lạm phát cao của một số nước, do sự xung đột chính trị (Nga – Ukaina), chính sách bảo hộ một số nước, phòng vệ thương mại giữa các quốc gia,…. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ cố gắng tổ chức lại bộ máy sản xuất, tinh gọn mô hình để tiết giảm chi phí, tích cực mở rộng thị trường ở các thị trường tiềm năng, đặc biệt là thị trường Trung Đông để tiếp cận cơ hội cung ứng, xuất khẩu cho các siêu dự án ở thị trường này; các doanh nghiệp cố gắng duy trì và ổn định sản xuất kinh doanh để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, đồng thời để chăm lo và giữ chân người lao động.