Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt gây ra” do Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ NN&PTNT phối hợp với Tổng cục Tổng cục Quản lý nước và Thiên tai, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) tổ chức tại Hà Nội vào sáng 13/02/2023. Đây là một trong những hoạt động thường niên được tổ chức trong khuôn khổ hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai.


Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết: trong những năm gần đây, dưới tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai Việt Nam diễn ra ngày càng khốc liệt, dị thường, trái quy luật ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của nhân dân và các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội bền vững của đất nước. Trong đó, lũ lụt vẫn đang là loại hình thiên tai gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản (chỉ đứng sau Bão).

Một số đợt lũ lớn trong thời gian gần đây có thể kể đến như: Năm 2017, lần đầu tiên trong lịch sử vận hành công trình, hồ Hòa Bình phải mở liên tiếp 08 cửa xả đáy trong 16,5 giờ để xả lũ. Cũng trong năm 2017, mưa lũ đặc biệt lớn (xấp xỉ mức lịch sử) sau bão số 12 đã gây ngập sâu tại 09 tỉnh, thành phố, trong đó nghiêm trọng nhất tại TP Huế, thị xã Hội An đúng vào tuần lễ Hội nghị cấp cao APEC; một số nơi ở Nam Trung Bộ ngập lụt sâu kéo dài trên một tháng. Năm 2020, liên tiếp 4 đợt lũ lớn trên 16 tuyến sông chính trong khu vực đã vượt mức BĐ3, trong đó có 07 tuyến sông tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đã vượt mức nước lũ lịch sử; ngập lụt sâu, kéo dài trên diện rộng tại 07 tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Nam. Đặc biệt, lũ trên sông Kiến Giang đã vượt lũ lịch sử ở mức 0,95m và kéo dài 3 ngày, gây ngập lụt rất sâu tại hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy, có nơi ngập từ 5 – 9m.

Trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, Nhật Bản là một quốc gia có kinh nghiệm lâu đời, có cơ sở hạ tầng và trình độ khoa học, công nghệ phát triển vượt trội so với các quốc gia trên thế giới. Đồng thời, Nhật Bản cũng đã hoàn thiện và phát triển hệ thống pháp luật, các thể chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực phòng, chống thiên tai một cách đồng bộ, thống nhất. Chính vì vậy, hội thảo của chúng ta ngày hôm nay sẽ là cơ hội để có thể trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong công tác quản lý rủi ro thiên tai nói chung và lũ lụt nói riêng.

Theo Ông Hidenori FURUICHI, Trưởng phòng, Phòng Quan hệ quốc tế, Cục Quy hoạch sông, Tổng cục Quản lý nước và Thiên tai, MLIT, Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng và thiệt hại lớn từ thiên tai. Một trong các giải pháp quan trọng gần đây của MLIT đối với quản lý rủi ro liên quan đến nước như thúc đẩy các biện pháp thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, phát triển và cung cấp công nghệ hỗn hợp và tiên tiến trong phát triển đập, hệ thống thoát nước và hạ tầng nông nghiệp làm giảm thiểu rủi ro thiên tai, cung cấp dữ liệu vệ tinh để bổ sung dữ liệu quan sát mặt đất, áp dụng công nghệ AL/ioT để đánh giá các rủi ro thiên tai liên quan đến nước. Ngoài ra, MLIT tiến hành hợp tác với MEXT ( bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ) (để thực hiện các chương trình đào tạo dựa trên DIAS để hỗ trợ các quốc gia tăng cường năng lực sử dụng dữ liệu và lập bản đồ rủi ro lũ lụt.

Theo Giáo sư Phạm Thị Hương Lan, Trường Đại học Thuỷ lợi cho biết cần quan tâm hơn đến công tác rà soát quy trình vận hành hệ thống các công trình hồ chứa trên sông Vu Gia- Thu Bồn đặc biệt trong điều kiện thời tiết cực đoan diễn ra càng nhiều trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Ngoài ra, cần thực hiện đồng thời các giải pháp tổng thể như xác định mức đảm bảo thoát lũ cho các tuyến sông, quy hoạch ...

HNN (tổng hợp)



31703