Sau diễn văn khai mạc, Giáo sư Tadashi Yamada của Đại học Chuo đã có bài trình bày đầu tiên về công tác quản lý lũ, dữ liệu quan trắc thủy văn và mội trường nước của Nhật Bản. Ngay sau bài trình bày của Giáo sư Yamada là bài trình bày của Phó Giáo sư Bùi Công Quang, Đại học Thủy lợi, về quản trị nguồn nước thông minh tại Việt Nam.
Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu Việt Nam và Nhật Bản đã bàn luận, trao đổi sôi nổi và có những chia sẻ về thực trạng, thách thức cũng như định hướng cho những nghiên cứu cần thiết. Tiến sĩ Lê Minh Nhật, Phó Cục trưởng Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Tổng cục Phòng, chống thiên tai trình bày về sự xuất hiện của thiên tai và tình hình áp dụng các biện pháp kiểm soát lũ ở Việt Nam, trong khi đó ông Takashi Suzuki, Chuyên gia JICA về quản lý rủi ro thiên tai đưa ra những điểm tương đồng về địa chất, khí hậu giữa hai quốc gia và bài học rút ra từ các biện pháp kiểm soát lũ được áp dụng tại Nhật Bản thời gian gần đây. Một số chủ đề đã được thảo luận tại hội thảo như tầm quan trọng của công tác dự báo lũ và hoạch định chính sách dựa trên các dữ liệu thủy văn dưới cơ sở, nhu cầu hợp tác giữa các cơ quan nhà nước và viện nghiên cứu, tầm quan trọng của việc kết hợp các biện pháp công trình và phi công trình trong kiểm soát lũ.
Với địa điểm tổ chức tại Hà Nội, hội thảo lần này đã thu hút sự tham gia của nhiều đại biểu đến từ các viện nghiên cứu, cơ quan chính phủ của cả Việt Nam và Nhật Bản. Ngoài ra, hội thảo được phát trực tuyến tới các cơ quan, tổ chức tại Nhật Bản như Bộ Đất đai, Hạ tầng cơ sở, Giao thông và Du lịch, các viện nghiên cứu, công ty, thu hút tổng số khoảng 200 đại biểu tham dự.
Trong tương lai, thảo luận và hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản về giảm nhẹ rủi ro thiên tai sẽ được tăng cường thông qua các sự kiện tương tự cùng với nhiều hoạt động khác. Tận dụng những cơ hội này và dựa vào phân tích các vấn đề của Việt Nam cũng như kinh nghiệm của Nhật Bản, cần thúc đẩy hơn nữa việc giảm thiểu rủi ro thiên tai trong thực tế.