Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo mới của FAO đưa ra đánh giá toàn diện về các lựa chọn để theo đuổi các hệ thống nông sản thực phẩm hiệu quả, linh hoạt và bền vững với môi trường.



Lượng khí thải mê-tan được xác định là nguyên nhân làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng khí hậu, thúc đẩy sự quan tâm tới các giải pháp làm giảm thiểu khí thải mê-tan trong các lĩnh vực nông nghiệp quan trọng.

Để nâng cao nhận thức về các hành động khả thi và hỗ trợ các thành viên bằng một danh sách các giải pháp, Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) công bố báo cáo “Phát thải khí mê-tan trong hệ thống chăn nuôi và lúa gạo: Nguồn gốc, định lượng, giảm thiểu và đo lường”.

Báo cáo được thực hiện bởi một nhóm gồm 54 nhà khoa học và chuyên gia quốc tế của Đối tác Đánh giá và Hiệu suất Môi trường Chăn nuôi (LEAP) được tổ chức tại FAO từ năm 2012. Báo cáo cung cấp một cái nhìn tổng quan toàn diện và phân tích về lượng khí thải mê-tan trong hệ thống chăn nuôi và lúa gạo. Báo cáo chỉ ra cả nguồn và bể chứa khí mê-tan, phác thảo cách đo lượng khí thải, mô tả một mẫu rộng rãi các chiến lược giảm thiểu và đánh giá loại số liệu có thể được sử dụng để đo cả lượng khí thải và mức giảm nhẹ đối với hệ thống khí hậu.

Phó Tổng giám đốc FAO cho biết: Các kết quả và khuyến nghị của báo cáo này củng cố nỗ lực của các quốc gia và các bên liên quan cam kết giảm phát thải khí mê-tan, đồng thời đưa chúng ta hướng tới các hệ thống nông sản thực phẩm hiệu quả, toàn diện, linh hoạt, ít phát thải và bền vững hơn.

Khí mê-tan chiếm khoảng 20% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu và có khả năng giữ nhiệt cao gấp 25 lần so với cacbon đioxyt tại bẫy nhiệt trong khí quyển.

Lượng khí thải mê-tan từ các hoạt động do con người tạo ra hiện đóng góp khoảng 0,5 độ C vào sự nóng lên toàn cầu được quan sát, khiến việc giảm lượng khí thải này trở thành một con đường quan trọng để đạt được Thỏa thuận Paris. Báo cáo này nhằm mục đích giúp các hệ thống thực phẩm nông nghiệp đóng góp vào Cam kết Mê-tan Toàn cầu, một sáng kiến không mang tính ràng buộc được hơn 150 quốc gia tán thành nhằm giảm 30% lượng khí thải mê-tan so với mức năm 2020 vào năm 2030, giúp tránh được mức tăng trên 0,2 độ C nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng vào năm 2050.

Thêm vào đó, công trình này phù hợp với Chiến lược của FAO về Biến đổi Khí hậu và Khung Chiến lược 2022-2031, cả hai đều mong muốn giảm phát thải khí nhà kính thông qua sự kết hợp toàn diện của Bốn Tốt là: Sản xuất tốt hơn, Dinh dưỡng tốt hơn, Môi trường tốt hơn và Cuộc sống tốt hơn.

Bên cạnh các hệ thống thực phẩm nông nghiệp, các hoạt động khác của con người tạo ra khí thải mê-tan bao gồm bãi chôn lấp, hệ thống dầu khí tự nhiên, mỏ than,… Khoảng 32% lượng khí thải mêtan do con người tạo ra trên toàn cầu là kết quả của các quá trình vi sinh vật xảy ra trong quá trình lên men đường ruột của động vật nhai lại và hệ thống quản lý phân, trong khi 8% khác đến từ cánh đồng lúa.

MH (Theo FAO)



32388